Các loại phân bón tốt cho cỏ chăn nuôi

Nguồn thức ăn chủ yếu trong chăn nuôi gia súc là thức ăn xanh mà quan trọng nhất là cỏ. Các giống cỏ chăn nuôi tốt cho gia súc gồm cỏ voi, cỏ alfalfa, cỏ vA06, mulato II, cỏ stylo,… Trong đó, phân bón là thức ăn của cỏ, có vai trò quan trọng trong việc trồng cỏ, thiếu phân cỏ không thể sinh trưởng và cho năng suất, chất lượng cao. Sau đây xin giới thiệu cho bà con nông dân các loại phân bón tốt cho cỏ chăn nuôi.

1.Phân đạm Ure A

Phân đạm Ure A thuộc nhóm phân bón vô cơ, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cỏ, đặc biệt tại thời điểm cỏ sinh trưởng mạnh là khi cỏ bén rễ và khi cỏ mới cắt xong. Trong công thức hóa học, phân đạm Ure A được viết là CO(NH4)2.
Trong phân đạm Ure A, hàm lượng Nitơ chiếm tỷ lệ khá cao dao động từ 45 – 47%. Nitơ quyết định lớn đến quá trình sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cỏ. Phân đạm Ure A thích nghi được ở nhiều môi trường và trên nhiều loại đất, được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn bón thúc, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cỏ phát triển tốt.

Giai đoạn cỏ bắt đầu bén rễ

Giai đoạn cỏ mới bén rễ thường bắt đầu sau khi trồng được 7 – 10 ngày. Trong giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của cỏ rất lớn. Với bộ rễ bắt đầu mọc dài ra giúp cỏ có thể hút được nhiều chất dinh dưỡng. Khi cỏ bắt đầu mọc lên, biểu hiện đầu tiên và rõ rệt nhất là các lá cũ già sẽ rụng dần đi và được thay thế bằng các lá cỏ nhỏ non, màu xanh mượt. Bà con nên bón phân vào thời điểm cỏ bén rễ để cung cấp chất dinh dưỡng và thúc đẩy cỏ phát triển mạnh, tạo ra được nhiều lá to dài xanh mướt và rễ mọc đâm sâu hơn.

Giai đoạn vừa thu hoạch cỏ

Khi cỏ phát triển đến một giai đoạn nhất định thường gọi là cỏ trưởng thành thì bà con tiến hành thu hoạch cỏ. Từng lớp cỏ được cắt bỏ và cỏ lại trở về nguyên dạng ban đầu như khi mới trồng. Vì vậy lúc này cỏ cần được cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng để tái tạo lại lớp cỏ mới. Thời điểm này bà con bón phân là rất thích hợp giúp cỏ được tăng cường chất dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển mạnh, tạo ra nhiều lá cỏ non tươi mới.

Những lưu ý khi bón phân Ure A cho cỏ

– Nhược điểm của phân Ure A là dễ bốc hơi khi gặp phải nhiệt độ, độ ẩm cao. Kéo theo đó là hàm lượng nitơ sẽ dần bị hao hụt, giảm dần đi. Để tránh tình trạng này thì bà con nên để phân Ure A ở những nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời hoặc để ở nơi ẩm ướt.
– Đặc tính của phân Ure A là khi gặp nước tan chảy nhanh và nếu không tưới nước thường xuyên cho cỏ sẽ dẫn tới tình trạng thiếu nước và cháy lá cỏ. Do đó sau khi bón phân Ure A thì bà con cần tưới nước ngay với lượng nước đầy đủ, không thừa, không thiếu.
– Trong trường hợp không có phân Ure A thì bà con có thể dùng các phân đạm khác để bón thay thế như: DAP , SA …

2.Phân NPK

– NPK là loại phân bón hỗn hợp có đầy đủ ba loại phân là phân đạm, phân lân và phận kali. Bà con bón phân NPK cho cỏ sẽ có tác dụng trong việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để cỏ sinh trưởng và phát triển tốt, tạo nên những lá cỏ với màu sắc đẹp.
– NPK là tên gọi của phân bón cho thấy trong hỗn hợp của phân phải có ít nhất hai trong ba thành phần trở lên là N, P và K. Chất đạm trong NPK sẽ giúp cho cỏ nhanh mọc, nhanh lớn. Công dụng của phân lân là giúp cỏ chịu lạnh, phân chia mô nhanh kích thích phát triển ra hoa và sinh sản.
Khi cỏ bị thiếu lân thì quan sát màu lá cỏ ta thấy màu sắc của lá cỏ là màu tím và thân cỏ mảnh khảnh. Để giúp cỏ cứng cáp và quang hợp tốt, màu sắc tươi bắt mắt thì bà con phải bón kali. Thiếu kali cỏ dễ bị yếu lá và thân còi cọc, có thể chuyển màu vàng dọc mép lá và đầu lá bị chuyển màu nâu. Như vậy, sử dụng phân NPK sẽ tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí, chỉ việc bón một lần là đã cung cấp đủ chất cho cỏ phát triển.
– Thông thường việc bón phân NPK chỉ được tiến hành sau khi bón phân Ure A được 7- 10 ngày. Phân NPK sẽ giúp lá luôn giữ được độ bền, xanh mượt, không biến màu.

Những lưu ý khi bón phân NPK cho cỏ

– Khác với phân Ure A, phân NPK dạng cục to và thô. Ưu điểm là không gây độc cục bộ, không cháy lá, không tan nhanh. Do đó chỉ cần giữ nhiệt độ, độ ẩm tốt cho phân tan dần và rễ cây hấp thụ.
– Bà con phải lưu ý liều lượng phân NPK khi bón cho cỏ. Không được bón quá nhiều hoặc quá ít sẽ không tốt cho cỏ. Lượng phân NPK phù hợp bón cho cỏ là 8kg/100m2/năm.
– Thời gian bón phân NPK là một tháng một lần do cỏ là loại hút chất dinh dưỡng và nước mạnh. Liều lượng phân NPK thích hợp để bón là 1.5kg/100m2.
– Phân NPK 16-16-8 (3 màu) là loại phân NPK được sử dụng phổ biến nhất. Đối với công trình thảm cỏ lớn mức độ chăm sóc khó và tốn kém tiền công thường sử dụng loại phân NPK 16-19-16 tan chậm.
Trồng cỏ không chỉ giúp bà con chủ động được nguồn thức ăn cho đàn gia súc, mà còn tạo ra nguồn thức ăn với hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Vì vậy gia súc sẽ phát triển tốt, năng suất và chất lượng tăng lên. Tuy nhiên, bà con cần nắm được đặc tính của các giống cỏ để lựa chọn loại phân bón nào có đầy đủ các chất dinh dưỡng, đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng của cây cỏ.
Để được tư vấn về việc mua giống cỏ trồng làm thức ăn cho gia súc cũng như các loại phân bón phù hợp, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cỏ phát triển tạo nguồn thức ăn dồi dào cho chăn nuôi bà con vui lòng liên hệ hotline 0964 693 226 – Chị Hà để được tư vấn chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *