Phương pháp bảo quản thức ăn cho gia súc trong mùa mưa lạnh

Bảo quản thức ăn cho gia súc nhằm đảm bảo chất lượng , dự trữ được trong thời gian cho phép ( đối với từng loại ) và chủ động giải quyết nhiên liệu , làm giảm thiệt hại , hư hỏng , ổn định được giá cả . Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu bà con một số biện pháp bảo quản thức ăn tốt nhất.

1. Dự trữ thứ ăn khô :

Rơm khô là một nguồn cung cấp Protein , Gluxit , Vitamin và chất khoáng chủ yếu cho gia súc nhai lại vào mùa lạnh . Phương pháp này có ưu điểm là rất đơn giản , rơm ít bị hỏng . Áp dụng với mọi quy mô chăn nuôi , nhất là các nông hộ . Có thể tận dụng thời gian , đầu tư thấp . Trâu bò được ăn nhiều mà không gây rối loạn tiêu hóa.

Để thu được rơm khô chất lượng tốt và giảm tổn thất các chất dinh dưỡng , sau khi thu hoạch phải phơi ( sấy ) khô nhanh chóng . Rơm kho thường được bảo quản bằng cách đánh thành từng đống như đống rơm , nén chặt và có mái che mưa là hình thức phổ biế

2. Trồng các loại cỏ bổ sung

Thức ăn lý tưởng cho gia súc nhai lại là cỏ xanh nhưng năng suất lại thay đổi theo mùa vụ và trong mùa lạnh ( khô ) thường bị thiếu         . Hiện nay , một số địa phương miền núi đã chủ động thực hiện việc chuyển một số diện tích sản xuất lương thực kém hiệu quả sang trồng các giống cỏ năng suất cao , chịu hạn , chịu rét tốt như cỏ voi , cỏ Ghi nê , VA06 … để trồng thâm canh nhằm có đủ nguồn thức ăn thô xanh.

Cần căn cứ vào nhu cầu từng loại gia súc và năng suất của cỏ trồng để tính toán diện tích trồng cho phù hợp . Trồng cỏ giúp đảm bảo chủ động có nguồn thức ăn xanh hay dự trữ để ổn định nguồn thức ăn cần thiết cho gia súc , nhất là vào mùa lạnh .

3. Ủ héo thức ăn xanh

Ủ héo là phương pháp trung gian giữa làm cỏ khô và ủ tươi , cỏ dùng làm ủ héo có hàm lượng chất khô cao hơn dùng để ủ tươi . Cỏ ủ héo thường lên mem ít , lượng chất dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình ủ thường ít hơn.

Cách ủ cỏ héo : tùy theo số lượng và độ ẩm hiện tại có thể ủ ngay hoặc phơi tái rồi ủ . Độ ẩm của cỏ trong khoảng từ 50 – 60% , dùng bao nylon cho cỏ vào từng lớp , nén chặt cho đến khi bao chứa đầy cỏ

Dùng dây buộc kín miệng bao lại rồi cho cỏ vào bao nylon thứ 2 , buộc thật kí , sau đó đem để nơi nào tránh được chuột hay các công trùng khác phá hoại . Đây là khâu quan trọng nếu bao bị hở thì cỏ trong bao dẽ bị hư hỏng.

4. Dự trữ thức ăn xanh bằng cách ủ chua

Thức ăn ủ chua là nén chặt các loại thức ăn có khả năng lên men trong điều kiện kín khí để bảo quản lâu dài . Nguyên liệu có thể là cây ngô , các loại phụ phẩm chế biến dứa (bã , chồi …) . Với công thức ủ xanh như 100 Kg thân cây ngô tươi + 3 Kg Ure + 0.5 Kg NaCl ( có thể bổ sung 2 – 4% rỉ mật đường)…

Thức ăn đem ủ cần chặt ngắn ( 5 – 10 cm) , lượng nước thích hợp trong thức ăn nguyên liệu là 65 – 75% . Chỉ ủ những thức ăn sạch và đảm bảo chất lượng . Sau đó , cho từng lớp thức ăn dày 20 – 30 cm đầm kỹ , nén chặt rồi mới cho lớp khác .

Chú ý : nén thật chặt ở các góc hố.

Sau khoảng 3 tuần là có thể cho gia súc ăn . Thức ăn ủ chua được bảo quản lâu dài và tổn thất ít chất dinh dưỡng. Nếu thức ăn ủ xanh có chất lượng tốt có thể cho gia súc ăn tới 5 – 7Kg/100Kg thể trọng/Ngày.

5. Dự trữ các phụ phẩm nhiều chất xơ

Nguồn phụ phẩm nhiều chất xơ phong phú và đa dạng như rơm , ngọn lá mía , ngọn sắn … Nguyên tắc làm tăng khả năng sử dụng phụ phẩm nhiều chất xơ gồm thu gom sau thu hoạch để dự trữ lâu dài . Bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu hay xử lý nhằm phá vỡ các liên kết phức tạp để là tăng tỷ lệ tiêu hóa và lượng thu nhận thức ăn . Trong đó, phương pháp xử lý vật lý và sinh học ít được áp dụng do quy trình phức tạp , chi tiêu thiết bị cao . Trong xử lý hóa học , có xử lý bằng ủ chua , ủ Ure là phương pháp được dùng phổ biến hiện nay .

Điều kiện bảo quản thức ăn cho gia súc

Thức ăn đã được pha trộn bao gồm rất nhiều những thực liệu có những thành phần khác nhau. Nếu bảo quản không tốt thì một số dưỡng chất của thức ăn sẽ bị hao hụt rất nhiều và thức ăn cũng là môi trường tốt cho nấm mốc phát triển. Trong điều kiện thực tế của các trại chăn nuôi thì việc bảo quản thức ăn cần chú ý một số điểm sau:

Cần bảo quản thức ăn chăn nuôi tốt nhất để tránh ẩm mốc

– Nơi trữ thức ăn phải khô ráo, thoáng mát.

– Bao thức ăn phải để cao cách mặt nền và cách vách khoảng 30 – 40cm (3-4 tấc)

– Ngăn chặn chuột, kiến, mọt, mối, gián,… vào nơi trữ thức ăn.

– Cần chú ý những bao thức ăn bị rách (vì nấm mốc rất dễ nhiễm vào thức ăn ngay chỗ bao rách).

-Thông thường theo định kỳ nhân viên làm vệ sinh hốt các thức ăn rơi vãi trong kho, do tiết kiệm hoặc giảm số hao hụt thức ăn người ta trộn thức ăn rơi vãi này lại với thức ăn mới cho heo ăn, rất nhiều trường hợp được ghi nhận heo chết và bệnh hoặc ảnh hưởng sinh sản trên đàn heo nái mà đôi khi có nhân viên kỹ thuật không rõ nguyên nhân gì, thực ra là do các độc tố nấm mốc phát triển trên thức ăn rơi vãi này.

– Định kỳ khoảng 15-20 ngày thực hiện dọn dẹp, vệ sinh, sát trùng và diệt côn trùng. Nên sử dụng những loại thuốc có độ an toàn cao, như thuốc Virkon ( thuốc sát trùng, pha 10 gram/4lít nước), thuốc solfac (thuốc diệt ruồi, mọt,mối, kiến, gián,…pha 10 gram/5 lít nước, có thể sử dụng để phun trực tiếp lên bao thức ăn trong quá trình bảo quản).

– Không để những bao chứa thức ăn cũ (bao không) chung với nơi trữ thức ăn (vì rất dễ nhiễm nấm mốc từ bao không sang bao có thức ăn).

Tóm lại: Bảo quản thức ăn từ khi sản xuất cho đến khi sử dụng là một quá trình, thông qua nhiều giai đoạn trung gian (như ở kho của nhà máy, ở các đại lý thức ăn gia súc, ở trại chăn nuôi…). Nếu thức ăn được bảo quản tốt ở tất cả các giai đoạn trên thì chất lượng thức ăn sẽ ổn định hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *