Đặc điểm của giống cỏ
Giống cỏ lông Para có tên khoa học là Brachiaria mutica, có nguồn gốc từ Brazin và sau đó được trồng ở nhiều nước nhiệt đới thuộc châu Phi và châu Á. Từ năm 1875 , giống cỏ này được trồng phổ biến ở miền Nam sau đó trải rộng ra miền Trung và niềm Bắc.
Ở Ấn Độ, người ta còn gọi cỏ long Para là cỏ nước hay cỏ trâu vì nó ưa nước và sinh trưởng tốt trong điều kiện đầm lầy.
Cỏ lông Para là loại cỏ lâu năm, có cả thân bò và thân nghiên , tạo thành thảm cỏ có thể cao tới 1 mét. Cành cứng, to, rỗng ruột, đốt dài 10 – 15 cm, mắt hai đầu đốt có 2 màu trắng xanh và có khả năng đâm chồi. Thân và lá cỏ đều có lông ngắn. Lá cỏ dài, đầu nhọn .
Điều kiện sinh trưởng
Đây còn là giống cỏ chịu khí hậu nóng ẩm, phát triển rất mạnh ở chỗ đất bùn lầy, chịu được ngập úng nhưng lại không ưa đất khô hạn, lá cây cỏ phổ biến hầu hết các vùng đất không thoát nước và đất ngập úng.
Cỏ lông Para có thể sinh trưởng ở cỏ đất đỏ, đất mặn, đất phèn… nhưng sinh trưởng mạnh ở đất phù sa, đồng bằng. Tại những nơi này, cỏ mọc rất khỏe và nhanh chóng lấn át cỏ dại, chỉ cần trồng một lần sau đó nó tự phát triển dễ dàng.
Vì đây là loại cỏ mềm nên gia súc nhai lại rất thích ăn nên rất thích hợp để làm cỏ nuôi bò sinh sản hay cỏ nuôi bò sữa. Song khi cỏ già và vấy bùn, phân thì tính ngon miệng giảm rõ rệt. Hơn nữa, cỏ lông Para không chịu được dẫm đạp, do vậy chỉ nên trồng để thu cắt và cho ăn tại chuồng.
Chu kỳ kinh tế 4 – 5 năm. Năng suất chất xanh đạt 90 – 100 tấn/ha/năm. Đặc biệt, so với một số giống cỏ khác, cỏ lông Para có khả năng phát triển tốt vào vụ đông xuân nên nó chính là cây hòa thảo trông cung cấp thức ăn xanh cho gia súc vào vụ này rất tốt và đó là mặt mạnh của loại cỏ này.
Kỹ thuật trồng
1. Thời gian trồng:
Thời gian trồng loại cỏ này là từ tháng 3 đến tháng 9 và thời gian thu hoạch là từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm
2. Chuẩn bị đất:
Nếu bà con biết đến hạt giống cỏ Ghine với đặc tính chịu được khô hạn, chịu bóng râm thì cỏ long Para lại ưu loại đất có nhiều mầu như cỏ voi xanh Đài Loan. Ngoài ra còn có thể trồng trên đất bồi tụ, ngập úng, thung lũng nhất là các bãi bồi, triền song hay bị ngập lũ không thích hợp với việc canh tác các cây mầu và một số loại cỏ khác. Yêu cầu chuẩn bị đất là phải cầy bừa đất nhuyễn như cấy lúa. Trên đất cạn phải làm đất thật tơi nhỏ. Muốn vậy, phải cày 1 – 2 lượt, bừa 1 – 2 lượt xen nhau. Thời gian giữa hai lượt vày, bừa là 10 – 15 ngày. Sau khi bừa lần cuối cùng, dùng cày rạch hàng cách nhau 50 cm và sâu khoảng 15cm.
3. Bón phân:
Tùy theo độ chua của đất, mỗi ha cần bón lót 0.5 – 1 tấn vôi bột bằng cách rải đều trước khi bừa lần cuối hoặc trước khi rạch hàng trồng. Đối với những bãi bồi hoặc triền sông có phù sa thì không cần bón lót bằng phân hữu cơ. Những chân ruộng xấu nên bón lót 5 – 10 tấn phân chuồng cho mỗi ha bằng cách rải đầu bón vôi bột. Cũng tùy theo chân ruộng , có thể sử dụng them phân lân và Kali ( từ 20 đến 40 kg/ha mỗi loại ) để bón lót. Riêng Sulphat đạm, dùng để bón thúc sau mỗi lần thu hoạch, lượng dùng mỗi lần là 20 – 30 kg/ha
4. Cách trồng và chăm sóc:
Có thể sử dụng dảnh gốc hoặc hom thân để trồng. Cách chuẩn bị hom giống: cắt cây giống khi được 3 – 4 tháng tuổi, xén bỏ phần ngọn non, sau đó cắt các đoạn hom bánh tẻ dài 25 – 30 cm, dùng lạt mềm bó thành từng bó 5-6 kg và lưu ý tránh làm dập nát hom cây
Sau khi làm đất kỹ, rạch hàng cách nhau 40 – 50 cm, sâu khoảng 15 cm và tiến hành đặt theo bụi, mỗi bụi 2 – 3 hom, cách nhau 20 – 25 cm, xuôi theo rạch hàng. Lấp đất dày khoảng 5 cm. Mật độ trồng: 1,5 – 1,8 tấn hom giống/ha.
Sau khi trồng được 25 – 30 ngày, dùng cuốc xới vỡ váng và diệt cỏ dại.
Chúc bà con được mùa bội thu!